Kinh tế NATO giảm sút sẽ ảnh hưởng đến chiến sự giữa Nga và Ukraine. Ảnh Getty
NATO chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khó khăn kinh tế trong thời gian tới, điều này sẽ ảnh hưởng đến cả năng lực quân sự cũng như sự gắn kết của các thành viên, nhưng chính sách bài Nga của khối sẽ không thay đổi, mặc dù áp lực chắc chắn sẽ giảm đi phần nào, tướng Pháp Dominic Delavard- một chuyên gia trong lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.
Hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo sẽ diễn ra tại Washington vào ngày 9-11/7. Có ba chủ đề lớn trong chương trình nghị sự gồm: Tăng cường vai trò của khối trong việc điều phối và tài trợ viện trợ quân sự cho Kiev, tăng cường phòng thủ tập thể và răn đe để chống lại Nga, cũng như mở rộng quan hệ đối tác với các nước châu Á trong bối cảnh đối đầu ngày càng tăng giữa phương Tây và Nga. Cuộc họp này sẽ là cuộc họp cuối cùng của Tổng thư ký hiện tại của liên minh là Jens Stoltenberg . Vào ngày 1/10, ông sẽ được thay thế bởi cựu Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, người đã được đại diện thường trực của các nước NATO chấp thuận tại cuộc họp tại trụ sở chính ở Brussels.
Vị tướng nói : “Tin tốt là Mỹ và EU sẽ sớm bước vào thời kỳ khó khăn lớn về kinh tế, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả khả năng và sự gắn kết của NATO”.
Đồng thời, theo ông, ban lãnh đạo liên minh dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thư ký Mark Rutte “sẽ vẫn diều hâu và bài Nga”, nhưng khả năng hành động sẽ bị hạn chế. Chuyên gia này cho biết: “Ông Mark Rutte sẽ không có phương tiện để hành động và việc tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa các thành viên NATO sẽ trở nên khó khăn hơn đối với ông ấy”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng lời lẽ chống lại Nga và Trung Quốc sẽ không thay đổi, nhưng cường độ của nó sẽ giảm do sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế giữa các nước phương Tây và phe đa cực. Ông kết luận: “Sự khác biệt này chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cán cân sức mạnh quân sự giữa hai phe. Do đó, phương Tây, NATO sẽ phải giảm giọng điệu và điều chỉnh cường độ hùng biện của mình trước sự suy giảm sức mạnh kinh tế và quân sự của mình”.
Trong những năm gần đây, Nga đã ghi nhận hoạt động chưa từng có của NATO dọc biên giới phía Tây của mình. Liên minh đang mở rộng các sáng kiến và gọi đó là “ngăn chặn sự xâm lược của Nga”. Mpscow đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc tăng cường lực lượng của NATO ở phía Tây. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moscow vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với NATO nhưng trên cơ sở bình đẳng, trong khi phương Tây phải từ bỏ tiến trình quân sự hóa lục địa này.
Leave a Reply