Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng

Làng quê Phước Sơn thay “áo mới”

Phước Sơn là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 120km với tỷ lệ đồi núi chiếm 95% tổng diện tích. Dân cư trên địa bàn khá thưa thớt, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào rừng và nương rẫy nên đời sống kinh tế – xã hội còn rất nhiều khó khăn, được xem là một huyện nghèo của tỉnh.

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 1.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nền tảng để huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) rút ngắn khoảng cách với đồng bằng. Ảnh: T.H.

Ông Lê Quang Trung – Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết: “Xác định xây dựng nông thôn mới là cơ hội và động lực để địa phương chuyển mình phát triển, thời gian qua, huyện tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhờ đó nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới.

Hơn 12 năm qua, được sự hỗ trợ của các nguồn vốn cùng định hướng của chính quyền địa phương, Phước Sơn đã có những thay đổi đáng kể. Trong đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, nâng cấp ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn; hệ thống giao thông được kiên cố hóa từ huyện đến xã, thôn, tạo điều kiện cho đời sống của nhân dân trong sinh hoạt và sản xuất”.

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 2.

Ông Lê Quang Trung – Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn chia sẻ với PV Dân Việt về những thành quả trong xây dựng nông thôn mới của địa phương. Ảnh: T.H.

Các công trình thủy lợi đảm bảo năng lực tưới trên 85% diện tích sản xuất; 100% xã có trường lớp học kiên cố; trạm y tế được đầu tư phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; 100% số thôn có điện; 98% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% các thôn có nhà làng, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao thôn…. An ninh trật tự nông thôn được giữ vững; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác.

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 3.

Lãnh đạo huyện Phước Sơn khen thưởng thành tích trong thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2023. Ảnh: Phái Phong.

Đến cuối năm 2023, tổng tiêu chí nông thôn mới toàn huyện đạt được là 139 tiêu chí/11 xã, bình quân 12,6 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 10 tiêu chí; hoàn thành xây dựng 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (Phước Xuân) và 1 thôn đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 (thôn Lao Đu xã Phước Xuân).

Ông Trần Hồng Quân – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Phước Sơn cho biết: Năm 2024, ban đang quản lý 77 công trình, trong đó, có 7 công trình chuyển tiếp từ năm 2021 sang năm 2024 và 17 công trình chuyển tiếp từ năm 2022 sang năm 2024, 36 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 sang năm 2024 và 17 công trình dự kiến triển khai năm 2024.

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 4.
Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 5.
Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 6.

Nhiều công trình, dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Phước Sơn làm chủ đầu tư đã thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện miền núi Phước Sơn. Ảnh: T.H.

Thời gian qua, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là giao thông, trường học… đã giúp cho diện mạo nông thôn tại huyện miền núi Phước Sơn đổi thay từng ngày.

Đặc biệt, các dự án thực hiện theo nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế – xã hội của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.

Thu nhập người dân miền núi không ngừng tăng

Ông Trung cho hay, mục tiêu chung mà huyện Phước Sơn hướng tới là không ngừng nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho nhân dân, thông qua đó từng bước giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người dân.

Đồng thời thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất theo hướng phát triển hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 7.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhất là giao thông đã giúp cho huyện Phước Sơn chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: T.H.

Về tổng quan, tình hình kinh tế – xã hội của huyện từ năm 2012 đến nay phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,22% (chỉ tiêu giao 9-10%). Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng 68,04%; thương mại dịch vụ 23,35%; nông lâm nghiệp, thủy sản 8,36%.

Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2023 ước đạt 28,7 triệu đồng, tăng 12,2 triệu đồng/người so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn khoảng 39,98%, trong đó hộ nghèo 27,64%, cận nghèo 12,34% (theo chuẩn mới).

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, huyện Phước Sơn tích cực hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế vườn – kinh tế trang trại giai đoạn 2021-2025.

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 8.

Nhiều chương trình, dự án chăn nuôi, trồng trọt được huyện Phước Sơn triển khai tích cực, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Trọng Ý – CTV.

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 9.

Đồng thời đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, đặc sản địa phương, ngành nghề nông thôn theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển kinh tế số ở địa phương. Đến nay, toàn huyện có 15 sản phẩm của 11 chủ thể được công nhận đạt hạng OCOP 3 sao.

Bên cạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo. Huyện Phước Sơn còn quan tâm, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tái cơ cấu các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện, thu hút nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi….

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 10.

Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023 cho đại diện Hợp tác xã Sản xuất nông sản và dược liệu Kiên Nga (xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Phong Phái.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, huyện Phước Sơn có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Phước Năng, Phước Chánh, Phước Công, Phước Hiệp); đồng thời duy trì, nâng chuẩn 1 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025 (xã Phước Xuân), nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 5/11 xã, đạt tỷ lệ 45%. Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt từ 15 tiêu chí/xã trở lên.

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 ước đạt 33 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm từ 0,6% trở lên; không còn nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%….

Quảng Nam: Huyện miền núi Phước Sơn nỗ lực rút ngắn khoảng cách với đồng bằng- Ảnh 11.

Chanh không hạt Phước Mỹ của huyện Phước Sơn được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019. Ảnh: CTV.

“Là huyện miền núi, nơi điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, hơn nữa khi áp dụng Bộ tiêu chí mới (giai đoạn 2021-2025) có nhiều tiêu chí còn rất cao so với tình hình thực tế của địa phương. Vì vậy, để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân huyện Phước Sơn sẽ tiếp tục chung sức đồng lòng, vượt khó xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra; tiếp tục phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới…”, ông Lê Quang Trung – Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn nhận định.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *