Mô hình nuôi chồn hương-con động vật hoang dã không có tên trong sách Đỏ của anh Tô Văn Khanh, ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang được nhiều nông dân quan tâm.
Theo anh Khanh, việc nuôi con đặc sản như con chồng hương tận dụng phụ phế phẩm trong nông nghiệp.
Mô mình nuôi chồn hương bán thịt, bán chồn hương giống của gia đình anh Tô Văn Khanh cho thu nhập 500 triệu đồng/năm.
Anh Khanh nhớ, năm 2023, sau khi tìm hiểu tập tính, đặc điểm, kỹ thuật nuôi chồn hương, cách chăm sóc, nuôi dưỡng chồn hương qua báo đài, qua chia sẽ kinh nghiệm của người nuôi trướ, anh đã mạnh dạn nuôi loài thú đặc sản này.
Trong quá trình bắt tay vào làm mô hình nuôi động vật hoang dã bán làm con đặc sản, anh Khanh nhận được dự hỗ trợ hướng dẫn qui trình, thủ tục đăng ký nuôi động vật hoang dã của cán bộ thú y địa phương.
Anh Tô Văn Khanh ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang mạnh dạn làm thủ tục đăng ký nuôi chồn hương, động vật hoang dã không có tên trong sách Đỏ với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.
Từ đó, anh tự tin đầu tư chuồng trại, mua giống chồn hương về nuôi chồn hương và bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề nuôi con đặc sản tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Mô hình nuôi chồn hương của Anh Tô Văn Khanh, ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Theo anh Khanh, việc nuôi chồn hương, con động vật hoang dã không có tên trong sách Đỏ phải làm thủ tục đăng ký với ngành chức năng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Anh Khanh cho biết: Lúc bắt đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi chồn hương nên anh chỉ mua 20 con giống bố mẹ về nuôi thử.
Với tinh thần ham học và tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật nuôi chồn hương trên internet, từ những hộ nuôi trước và được sự giúp đỡ tận tình từ cán bộ thú y, anh đã khắc phục được những khó khăn lúc đầu.
Thành công trong chăn nuôi con đặc sản là chồn hương đã khuyến khích ảnh Khanh đầu tư mở rộng qui mô nuôi.
Từ 20 con chồn hương giống ban đầu, hiện nay, anh Khanh có tổng đàn chồn hương là 150 con, trong đó 100 con chồn bố mẹ và 50 con chồn hương bán thịt.
Anh khanh chia sẽ thêm: Chồn hương là một trong những động vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ nuôi, ít dịch bệnh, tận dụng được nguồn phụ phẩm tại địa phương và có đầu ra ổn định.
Chuồng để nuôi chồn hương dạng lồng sắt với diện tích khoảng 1m2, cao 1m và cách mặt nền chuồng xi măng 1m. Thức ăn chủ yếu của chồn hương là chuối chín, xoài chín, mít chín, cá rô phi, cá mè vinh, cá trê… và thường cho chồn hương ăn vào buổi chiều tối 16h đến 18h.
Lượng thức ăn cho loài động vật hoang dã này tùy thuộc vào trọng lượng và thể trạng của chồn hương, trung bình là 1 quả chuối và 1 con cá (khoảng 100g/ngày) và cung cấp nước sạch thường xuyên cho con vật uống.
Chồn bố mẹ đang nuôi chồn con của mô hình nuôi chồn hương-nuôi loài thú làm con đặc sản của anh Tô Văn Khanh, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Theo kinh nghiệm nuôi loài thú làm con đặc sản của anh Khanh: để chồn hương phát triển nhanh và kháng bệnh tốt, khoảng 2 tuần anh sẽ bổ sung thêm 100g khoáng, các vitamin vào thức ăn cho chồn ăn và vệ sinh chuồng trại mỗi ngày bằng nước sạch, định kỳ rắc vôi bột sát trùng nền chuồng 1 tháng/lần.
Chồn hương thường đẻ 2 đến 3 lứa/năm, mỗi ổ đẻ thường 3 con đến 5 con, thời gian mang thai khoảng 58 đế 62 ngày, nuôi khoảng 6 đến 9 tháng đạt trọng lượng khoảng 3,8 kg đến 4,5 kg, đây là thời gian xuất chuồng và phối giống lần đầu cho chồn hương.
Hiện nay, giá bán 1 kg chồn hương thương phẩm từ 1,4 đến 1,8 triệu đồng tùy từng thời điểm và thể trạng của chồn hương.
Giá bán một cặp chồn hương giống bố mẹ dao động 10-15 triệu đồng. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí anh Khanh thu về khoảng 500.000.000 đồng từ việc nuôi chồn hương.
Cái hay của nghề nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, rủi ro thấp, đầu ra tương đối ổn định. Đây có thể là điều kiện để người dân phát triển và nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên người nuôi cần nâng cao ý thức về bảo vệ động vật rừng, động vật hoang dã; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, gây nuôi động vật rừng trái phép.
Đồng thời, liên hệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để được hướng dẫn về hồ sơ lâm sản hợp pháp, thực hiện các điều kiện an toàn đối với vật nuôi, con người, vệ sinh môi trường, thú y, an toàn dịch bệnh; thực hiện khai báo, lập hồ sơ đăng ký gây nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp theo quy định.
Leave a Reply