Chào TS Đinh Đoàn! Rất vui khi có cuộc trò chuyện với anh nhân dịp đặc biệt – Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Là một chuyên gia tâm lý, ngày này với anh có gì khác biệt?
– Đúng vậy, là người bạn lớn của chị em phụ nữ nhiều thế hệ, đã từng viết báo, trả lời tư vấn, làm chủ nhiệm các CLB phụ nữ nên hằng ngày 70% cuộc trò chuyện, trả lời tư vấn của tôi liên quan đến phụ nữ.
Dịp 20/10 này, từ ngày 11-20/10, tôi kín lịch tư vấn trong tỉnh đến ngoài tỉnh với các hội nghị, tọa đàm đều xoay quanh chủ đề phụ nữ. Phải nói là tôi rất hiểu phụ nữ, rất thông cảm, rất thương, luôn chia sẻ bênh vực cho họ. Tôi luôn khuyên phụ nữ hãy sống tự tin, tự lập, tích cực, tự quyết cho bản thân mình, đừng có bi lụy, yêu ai mà quên cả bản thân mình. Đến mức, đàn ông xem chia sẻ của tôi trên các kênh Youtube, Tik Tok đã để lại bình luận: “Ông suốt ngày bênh chị em phụ nữ. Ông cứ làm như thế họ sẽ hư” (cười).
Suốt nhiều năm qua anh là gương mặt quen thuộc của chương trình “Cửa sổ tình yêu” và đến bây giờ là một chuyên gia tâm lý hàng đầu Việt Nam. Cái duyên đến với nghề tư vấn của anh thế nào?
– Tôi được đào tạo ngành Tâm lý tại Đại học Sư phạm Leningrad (Liên Xô cũ, Liên Bang Nga ngày nay). Năm tôi tốt nghiệp ra trường trở về nước, lĩnh vực tâm lý ở Việt Nam chưa phát triển. Những chuyện tâm lý như thất tình, vui hay buồn hoặc trầm cảm, yêu đương, ghen tuông… đều không quá quan trọng với mọi người. Tất cả bị lấn át đi khi ai cũng lao ra đường để kiếm tiền, lo kinh tế cho gia đình.
Rồi xã hội phát triển, năm 1997, tôi tham gia tư vấn tâm lý trên tổng đài 1088. Tôi vừa làm vừa trải nghiệm vừa tích lũy thêm kinh nghiệm ngoài đời. Mục đích của việc tư vấn tâm lý là làm cho mọi người thấu hiểu bản thân để rồi tự thay đổi, vậy nên tư vấn phải thực sự sát với cuộc sống. Để phục vụ tốt cho công việc, tôi tham gia viết báo, dự hội thảo, giảng dạy. Các trung tâm học viện, tổ chức phi chính phủ cũng mời tôi đến chia sẻ về tâm lý, hôn nhân, vợ chồng,…
Một dấu mốc quan trọng là năm 1999, Đài tiếng nói Việt Nam mở chương trình “Cửa sổ tình yêu” và tuyển chuyên gia. Đây là công việc cần thực lực bởi phải tương tác với thính giả trực tiếp, không thể trả lời câu này khó quá đợi tôi tra máy tính. Tôi may mắn trúng tuyển và đến nay đã 25 năm đồng hành cùng chương trình, bắt đầu từ ngày 7/3/1999.
Ngoài ra, tôi tham gia rất nhiều các chương trình khác, vì vậy khi nói đến phụ nữ, vấn đề gia đình, tình yêu hôn nhân vợ chồng là mọi người nghĩ ngay tới anh Đinh Đoàn.
Với anh, quan điểm về tình yêu của phụ nữ ngày nay có điều gì khiến anh ấn tượng?
– Phụ nữ hiện nay thay đổi rất nhiều. Ngày xưa mọi người đặt cao việc tìm kiếm đối tượng để kết hôn với quan niệm rằng “Phụ nữ học ít thôi, hơn nhau ở tấm chồng”… Sau khi kết hôn, phụ nữ cũng toàn tâm toàn ý cho gia đình. Chính phụ nữ cũng tự động viên mình rằng: “Đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ” nên họ lấy thành công của người khác là niềm vui cho mình.
Bây giờ thì khác, mỗi người là một cá nhân độc lập, phải học, có sự nghiệp, phải kiếm tiền thì mới được trân trọng. Nhiều lần khi nói về bình đẳng giới, tôi nói rằng muốn bình đẳng không phải ngồi im mà xin, chúng ta phải tự khẳng định sự bình đẳng. Người phụ nữ có học hành, có sự nghiệp, biết giữ dáng, giữ da, giữ gìn nhan sắc, chăm lo con cái thì chẳng lý do gì người chồng khinh thường.
Đặc biệt, có những chị em trước khi kết hôn đã mua được nhà, ô tô, nhiều người còn làm Giám đốc công ty. Ở tuổi 35-37, họ vẫn dửng dưng “đời còn dài, giai còn nhiều”, không có tiền mới chết, ai cũng một chồng nên để mấy năm nữa cũng chưa muộn. Đấy là tự lập về kinh tế, về tư duy không phải nhìn mặt ai để mà điều chỉnh ứng xử của mình. Họ không còn quá quan trọng việc kết hôn, chăm sóc gia đình là nhiệm vụ chính của mình nữa.
Phụ nữ hiện đại ra ngoài làm việc nhiều hơn, có vị trí trong xã hội và thành công cũng không kém đàn ông nên kết hôn muộn hoặc ngại kết hôn. Điều này có đáng lo ngại không thưa anh?
– Tôi nghĩ rằng đây là điểm tích cực, không có gì phải lo ngại. Người phụ nữ ở một tầm cao thì thường tìm kiếm một người cùng tầm với mình. Khi họ giỏi giang sẽ hướng mắt tới những đại gia, tổng tài, chờ đợi một người xứng đáng. Họ có thể kết hôn muộn chứ họ không ế, bởi vì họ được lựa chọn, không chấp nhận “vơ bèo vợt tép”.
Trước đây một người phụ nữ bình thường chỉ cần chấp nhận một anh yêu thương mình là đủ. Nhưng giờ đây thì cần người biết lịch sự, biết yêu thương, có ý chí tiến thủ, giao tiếp ứng xử,… Nghĩa là những đòi hỏi ở người phụ nữ đối với đàn ông cũng đã khác hơn rất nhiều. Chẳng sao cả, có thể 37, 38 tuổi phụ nữ mới kết hôn, lúc ấy gặp được người đàn ông phù hợp ngang sức, ngang tài xứng đáng. Càng lên cao người ta càng khó tính, bởi họ sẽ không chấp nhận những người kém hơn và tìm những người đàn ông hơn mình một cái đầu theo nghĩa bóng.
Không ít phụ nữ lại đo tình yêu bằng vật chất, mới quen đã hỏi luôn lương bao nhiêu, có nhà, có xe chưa rồi mới yêu. Theo anh, đây là câu hỏi thực tế hay là thực dụng như mọi người đánh giá?
– Thật ra chúng ta vẫn thực dụng, chỉ có điều trước đây hỏi khéo léo còn bây giờ thường hỏi thẳng, hỏi thật. Khi chúng ta kết hôn với ai cũng cần cân nhắc, tìm hiểu xem người ta làm gì, lương tháng bao nhiêu, hoàn cảnh gia đình ra sao…
Tình yêu là cú hích ban đầu để hai người đến với nhau, nhưng để sống được mà chỉ có mỗi tình yêu thì rất khó. Vì vậy thực tế, thực dụng không có gì là quá xấu. Có điều tìm thấy nhau rồi thì cần một giai đoạn tìm hiểu để biết một cách tế nhị. Nếu không phù hợp thì có thể “cắt” luôn, tránh mất thời gian.
Trong một báo cáo, trung bình hằng năm tại Việt Nam có đến 600.000 cặp đôi “đường ai nấy đi” và tỷ lệ nữ đệ đơn chiếm đến 70%. Anh có cho rằng phụ nữ chủ động hơn cho hạnh phúc của mình?
– Trước đây, khi đời sống còn khó khăn, vợ chồng muốn tách nhau ra phải nghĩ đến chuyện đi đâu về đâu, lương thế nào, nuôi con ra sao… Vì vậy, dù rất đau khổ nhưng họ không dám ly hôn.
Còn hiện nay khi kinh tế khá giả, đôi bên đều tự lập về kinh tế thì cần sống tử tế, tôn trọng nhau, yêu nhau thực sự. Nếu phụ nữ cảm thấy không được tôn trọng, không được yêu, thấy cuộc sống hôn nhân độc hại thì họ tự tin, tự quyết chia tay.
Nói thật, kết hôn mang lại nhiều lợi ích cho đàn ông hơn phụ nữ. Phụ nữ khi kết hôn nhiều gánh nặng hơn, sinh con rồi phải chăm sóc gia đình. Phụ nữ một vai hai gánh, vừa giỏi việc nước mà phải đảm việc nhà, còn phải lo giữ chồng, lo chồng có người khác. Còn đàn ông chỉ cần giỏi công việc.
Có những trường hợp đàn ông chê vợ nhưng không bỏ vợ mà đi “ăn vụng” bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt trong cảm xúc. Đó là cái khôn lỏi. Đáng lẽ họ thấy gì không hoàn thiện thì phải sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, nhưng đây lại thiếu gì thì lại tìm chỗ khác để bù đắp. Phụ nữ thì không. Họ chung thủy, vun vén đến lúc không thể sẽ tự khắc ra đi.
Theo anh những lý do chính nào khiến cho phụ nữ muốn ly hôn?
– Trước đây, nguyên nhân chính các cuộc ly hôn là bạo lực gia đình nhưng hiện nay tôi thấy ở các vụ tư vấn, ngoại tình là nguyên nhân hàng đầu. Phụ nữ có thể chấp nhận lấy người chồng lương thấp, không cần quá sang chảnh, chỉ cần biết yêu thương vợ con, đi làm về chia sẻ công việc nhà với vợ. Nhưng họ không thể chấp nhận người ở nhà là chồng mình nhưng ra khỏi cửa là “chồng thiên hạ”.
Thực ra khả năng chịu đựng của phụ nữ rất là lớn, khả năng tha thứ cũng rất lớn. Có một người chia sẻ với tôi: Trong 8 năm ở với nhau thì đi “phá án” 8 lần. Cứ mỗi lần đánh ghen xong chồng lại xin lỗi nào là “Do em có bầu nên anh đi giải quyết sinh lý”; “Anh không yêu cô ta, anh chỉ yêu mình em”… Nhưng đàn ông, khi không bắt được quả tang thì thường hay cãi “Em chỉ nghi ngờ vớ vẩn. Anh bận bù đầu công việc”… Rồi người phụ nữ lại tự biến mình thành công an, thuê thám tử tư, bắt xe ôm đi điều tra, rình rập rồi kéo nhau đến bắt quả tang rất khổ sở.
Xã hội nhìn vấn đề một cách thiên lệch, hay bênh đàn ông hơn rằng “Đàn ông có bồ nhưng vẫn không bỏ vợ, bỏ con, vẫn có trách nhiệm” hay “Đàn ông ra ngoài cũng chỉ là giải quyết nhu cầu sinh lý”… Như vậy rất thiệt thòi cho phụ nữ.
Trong quá trình tư vấn những khó khăn, khúc mắc của phụ nữ, anh có sự đồng cảm như thế nào?
– Mỗi câu chuyện của mỗi người đòi hỏi mình cần phải hiểu. Hiểu thì mới thương, mới chia sẻ được. Những trường hợp phát sóng lên đài chỉ thể hiện một số rất nhỏ thôi, còn có những cuộc gọi vài ba tiếng, thậm chí vài ngày, có những câu chuyện giải quyết hàng tháng.
Có trường hợp hướng dẫn người vợ ứng xử thế nào với người chồng ngoại tình phải dai dẳng thời gian mới có kết quả. Việc đầu tiên mình phải hiểu hoàn cảnh của người phụ nữ, hai là không nên phê phán điều gì. Có nhiều người “bỏ thì thương, vương thì tội”, mình cần chia sẻ, hướng dẫn họ và mỗi người lại có phương pháp phù hợp.
Cũng có trường hợp phụ nữ độc lập về tài chính, con cái đều lớn và nói: “Nếu là con thì bỏ bố lâu rồi. Sao mẹ phải cam chịu thế?”. Những trường hợp không thể “trốn” được, tôi khuyên họ tìm cách để chung sống, thích nghi, khéo léo để tránh nhận những hậu quả đáng tiếc.
Vậy có điều gì khiến cho anh cảm thấy khó trong quá trình làm chuyên gia tư vấn tâm lý?
– Cái khó khăn trong tư vấn nhất là gặp những người không dám quyết định. Tôi đã tư vấn cho một trường hợp ròng rã nhiều ngày. Vợ đến gặp riêng, chồng đến gặp riêng, cả 2 vợ chồng cùng gọi video call rồi tách riêng lại nhập chung nói chuyện nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Bài toán nào cũng có lời giải, cơ bản mình có chịu giải hay không. Cũng giống như một người ốm thì phải đi viện hoặc ở nhà chữa, kết hợp điều trị. Nhưng họ từ chối điều trị và đưa ra vô vàn lý do. Chúng tôi chỉ là những người vạch ra, khích lệ họ lựa chọn những giải pháp, còn việc chọn hay không là do mỗi người quyết định. Cũng giống như một người khó tính vào quán hỏi ăn bún không?- Không ăn bún nhạt lắm! Hỏi ăn phở không? – Thôi ăn phở mãi rồi. Để đến lúc đi ra khỏi quán thì vẫn chưa ăn được gì.
Cuộc sống phức tạp và không màu hồng như phụ nữ vẫn nghĩ. Theo anh, phụ nữ trước khi kết hôn có nên theo học một lớp tiền hôn nhân để chống sốc không?
– Ở mỗi giai đoạn cần phải học những cái mới. Tiền hôn nhân giống như thi đại học. Thi vào được nhưng có học để tốt nghiệp hay không lại là một vấn đề khó. Tiền hôn nhân là tốt rồi nhưng trong quá trình sinh sống có muôn vàn khó khăn nảy sinh nên phụ nữ luôn cần học những kỹ năng sống để xử lý các tình huống.
Ví dụ như khi chồng say rượu thì phải ứng xử thế nào? Khi bị chồng đuổi đánh thì phải chạy đi đâu? Phụ nữ khi bị chồng đuổi đánh thì hay chạy vào trong buồng để tránh hàng xóm biết sẽ xấu hổ. Nhưng người đàn ông đang nóng tính, có thể đang bị kích thích bởi rượu bia, tay cầm hung khí, việc chạy vào đường cùng là có thể xảy ra án mạng. Vì vậy không có gì phải suy nghĩ khi bị đánh, bị đuổi, phụ nữ phải tìm cách chạy ra ngoài thoát hiểm để bảo toàn sức khỏe, tính mạng.
Hoặc chuyện phụ nữ có nên “quỹ đen” cho bản thân hay chi tiêu hết cho chồng con? Có trường hợp sau 20 năm chung sống, người vợ không có tiền riêng nào. Xin chồng thì không cho, họ phải về bên ngoại để vay, xin. Vì vậy, phụ nữ hết lòng vì gia đình là đúng nhưng cũng để lại phòng một ít cho mình. Đâu ai dám chắc cuộc hôn nhân sẽ bền vững mãi. Khi rơi vào bước đường cùng phải xách túi ra đi, mình là người trắng tay.
Ngoài kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chuyện kỹ năng vợ chồng cũng cần phải học. Phụ nữ thường hay ngại vấn đề này, trong khi chồng thì rất muốn tìm hiểu những thứ mới lạ nên hay chê vợ nhạt. Nói chung trong cuộc sống vợ chồng, chuyện gì cũng cần phải học, kể cả chuyện chăn gối.
Một chủ đề “nóng” được mọi người quan tâm đó là đánh ghen. Phụ nữ khi phát hiện ra chồng ngoại tình có nên đánh ghen?
– Tôi nghĩ ghen thì có thể nhưng đánh ghen thì không bao giờ khuyến khích. Vì có chữ “đánh” là phạm luật rồi. Người ta chưa biết có phạm lỗi hay không nhưng nếu người vợ đến rình rập, chụp ảnh, đánh đập rồi đem lên mạng thì lại là người có tội.
Phụ nữ thường hay cãi rằng “Họ cướp chồng tôi thì không việc gì, còn tôi bảo vệ hạnh phúc của mình tại sao lại sai?”. Thực tế, lỗi là ở phía chồng mình. Chồng mình không đi thì cô gái kia có gạ cũng chẳng mất được.
Khi phụ nữ gặp người chồng có thói quen xấu, dẫn đến mâu thuẫn lớn từ những thứ vụn vặt. Anh khuyên chị em thế nào?
– Việc đầu tiên tôi vẫn nhắc chị em rằng cuộc sống nên phiên phiến, đừng cầu toàn. Chúng ta càng đơn giản thì càng dễ sống, ước 10 mà được 7-8 phần cũng rất tốt rồi. Hãy tự bằng lòng với thứ mình có.
Việc thứ 2 là khi có điều gì không hài lòng, không vừa ý, hãy nhớ rằng chúng ta không dùng lời nói để cải tạo một người. Chúng ta là vợ chứ không phải là mẹ để ngồi phân tích cho chồng. Thay vào đó, hãy nhắc nhở, cảnh báo chồng. Ví dụ như chuyện chồng hút thuốc. Hãy nói: “Anh có thể ra ngoài hút, anh thích tàn phá đời anh thì tùy nhưng anh không được hút trong nhà ảnh hưởng đến vợ con”.
Nếu chồng thiếu ý chí tiến thủ, chấp nhận làm công chức lương thấp, còn vợ rất năng động, thay vì kêu ca thì vợ hãy hỗ trợ chồng. Bởi vì lấy người chồng này là sự lựa chọn của bản thân mình mà. Còn những người đàn ông lười làm việc nhà thì vợ hãy sai vặt nhiều hơn. Không có người đàn ông lười đâu mà chỉ có đàn ông được vợ chiều chuộng.
Có một thực tế rằng sau khi ly hôn phụ nữ thường có xu hướng không lấy chồng mà ở vậy nuôi con, đồng nghĩa với việc sẽ đặt quá nhiều kỳ vọng thành áp lực cho con rằng “Mẹ ở vậy vì con. Mẹ hy sinh đời mẹ vì con”… Anh nghĩ thế nào về trường hợp này?
– Chúng ta thường có một xu hướng tâm lý là hết lòng vì ai thì cũng mong nhận lại sự đối đáp trọn vẹn như thế. Người mẹ muốn con học giỏi, đỗ vào trường cao, ra trường có việc làm, sau này lấy một người chồng/vợ tử tế, để mẹ yên lòng mai kia còn làm chỗ dựa cho mẹ. Mà khi chúng ta toàn tâm toàn ý với con, chúng ta lại hay soi khiến con cảm thấy ngột ngạt theo. Phụ nữ hãy nghĩ cho con, để con sống một đời của mình.
Đối với những người quá lứa không đi bước nữa, ở vậy hi sinh vì con là quyền mỗi người. Còn những người còn trẻ mới 35- 37 tuổi bảo rằng cứ ở vậy nuôi con thì tôi khuyên là không nên. Chúng ta hạnh phúc thì mới lan truyền hạnh phúc sang con được.
Còn chuyện mẹ chồng – nàng dâu muôn thuở, anh đánh giá mối quan hệ này hiện nay như thế nào?
– Trước đây vấn đề mẹ chồng – nàng dâu rất nghiêm trọng, nhưng hiện nay số lượng gia đình ở chung với mẹ chồng cũng không nhiều. Tư thế cô dâu về nhà chồng bây giờ cũng khác. Ngày xưa cô dâu có mỗi cái nón về nhà chồng. Ngày nay cô dâu vàng đeo đầy cổ, của cải không ít. Xu thế bị đối xử không tốt hiện nay theo chiều ngược lại, con dâu thường chưa tốt với mẹ chồng.
Dù vậy, tôi thấy các lỗi của mẹ chồng không ít. Đó là can thiệp vào đời sống của vợ chồng trẻ quá nhiều. Đôi khi chúng tôi nhắc cả những người lớn tuổi, đâu phải sự lo lắng quan tâm nào cũng đúng đâu.
Mâu thuẫn hay gặp nữa là chuyện nuôi dạy con cái. Có những đôi vợ chồng trẻ kiếm được nhiều tiền, muốn dành những điều tốt nhất cho con như uống sữa Mỹ, ăn cá hồi Na Uy, nấu ăn dặm kiểu Nhật,… Nhưng trong con mắt của những người thế hệ cũ lại là lắm chuyện. Ngày xưa tao nuôi mấy đứa con thế nọ, thế kia. Nhìn chung, người lớn tuổi không nên can thiệp vào đời sống và việc nuôi dạy con cháu để hạn chế những bất đồng.
Là một chuyên gia tâm lý, anh thích mẫu người phụ nữ thế nào?
– Tôi thích mẫu người phụ nữ tự lập, tự tin, trung hậu, đảm đang, cái gì cũng biết nhưng lúc cần giả vờ không biết thì duyên dáng, dịu dàng. Người thông minh không cần phải tỏ ra thông minh mà lúc cần giả ngố thì phải biết.
Tôi vẫn hay chia sẻ với chị em rằng, thẳng quá cũng không tốt. Đôi khi mình tỏ ra không biết thì nhận lại được rất nhiều thứ từ người khác. Mình tỏ ra cái gì cũng biết thì đàn ông cảm thấy mình quá mạnh mẽ, có đủ thứ rồi, họ sẽ thấy thừa khi ở bên cạnh và sẽ bỏ đi. Đàn ông cần nơi nào họ cảm thấy có giá trị.
Các chuyên gia tâm lý nhiều khi lại là người không gỡ được “bài toán khó” cho chính mình. Anh có thể tiết lộ về hôn nhân và đời sống tinh thần của chính mình, liệu có khi nào chính chuyên gia cũng loay hoay?
– Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vợ tôi lại là người theo Triết và với Triết thì mâu thuẫn là phải đấu tranh. Tôi thì là người khiêm tốn, nhường nhịn nên xin nhận giải Nhì. Tôi nghĩ rằng có chiến đấu cũng có được gì đâu, cũng không được cơ quan tăng lương hay công đoàn tặng giấy khen “Người đàn ông thắng vợ”. Thôi thì cứ vợ đúng, vợ là nhất để giữ hòa khí gia đình. Chung quy cãi nhau đến cùng cũng chỉ để nhận câu: “Thế anh đã nhận ra anh sai chưa?” nên mình cứ nhận sai từ đầu. Gia đình không phải là nơi ai đúng, ai sai, ai giành chiến thắng.
Không phải người vợ mà chính anh đã dạy cho hai cô con gái của mình về giới tính, về sức khỏe sinh sản, thậm chí là cách dùng băng vệ sinh. Cách anh dạy con gái về yêu và hôn nhân thế nào?
– Vợ tôi làm trong ngành thường xuyên phải tham gia hội nghị, hội thảo nên tôi ở nhà lo cho con. Tôi thấy mình như con dao pha, làm được việc nhà, nấu cơm, đi chợ rồi đến cả viết thơ, làm báo, cái gì cũng có thể làm được.
Tôi không phải dạy con nhiều. Các con ở gần bố mẹ nên những gì chúng tôi suy nghĩ, ứng xử hằng ngày tự nhiễm vào các con. Ngược lại, các con cũng tự điều chỉnh, phát triển đúng theo những gì bố mẹ mong muốn chứ không phải tác động con phải thế nọ, phải thế kia.
Tôi vẫn tư vấn cho các gia đình, giáo dục con thì trước hết bố mẹ cần là tấm gương, cần sự lan tỏa bằng lời nói, hành động. Không thể nói con phải chăm học vào trong khi bố xem bóng đá, mẹ lướt Tik Tok, Facebook được.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); }
function onLoadGapi() { gapi.load('auth2', function() { gapi.load('auth2', function() { gapi.auth2.init({ client_id: '678720187862-08lendtdt5h3nr4j2he534p15b13aieg.apps.googleusercontent.com', scope: 'email profile', fetch_basic_profile: true }); }); }); }
function deleteCookie(name) { document.cookie = name + "=; expires=Thu, 01 Jan 1970 00:00:00 UTC; path=/;"; } function lgGetCookie(name) { var value = document.cookie; var start = value.indexOf(" " + name + "="); if (start == -1) { start = value.indexOf(name + "="); } if (start == -1) { value = null; } else { start = value.indexOf("=", start) + 1; var end = value.indexOf(";", start); if (end == -1) { end = value.length; } value = unescape(value.substring(start, end)); } return value; }
function lgSetCookie(name, value, date) { var cookieValue = escape(value) + ((date == null) ? "" : "; expires=" + date.toUTCString()); document.cookie = name + "=" + cookieValue; }
function authLogin(name,isLogin=false){ if (isLogin){ $('#top-link-account .first').hide(); $('#top-link-account .second').html(`${name} | Đăng xuất`); $('#top-link-account .second').attr('data-out',1);
$("#cmt-account-header .tabs .close, #cmt-account .tabs .close") .click(); $('.comment-account').html(`
Xin chào ${name}! Đăng xuất
`); }else { if (window.confirm("Bạn muốn đăng xuất?")) { var el = $("#top-link-account"); // //el.find("a.first").html("") // // .removeAttr("style"); el.find(".first").show(); el.find("a.second").html(""); el.find("a.second").removeAttr("data-out");
$('.comment-account').html(`
`);
deleteCookie('my_dv'); $("#_btn_logout").click(); } } }
function logout(){ if (window.confirm("Bạn muốn đăng xuất?")) { var el = $("#top-link-account"); // //el.find("a.first").html("") // // .removeAttr("style"); el.find(".first").show(); el.find("a.second").html(""); el.find("a.second").attr("data-out", "0");
$('.comment-account').html(`
`); deleteCookie('my_dv'); $("#_btn_logout").click(); } } function login(){ $("#_btn_logout").click(); $("#cmt_alert").html("Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận"); } function register(){ $("#_btn_logout").click(); $('[data-target="signup"]').click(); fnCaptcha(); }
var aspCookie = null;
(runinit = window.runinit || []).push(function() {
if(lgGetCookie('my_dv')){ var user = JSON.parse(lgGetCookie('my_dv')); if(user.name){ authLogin(user.name, true); } }
$('.btn-refresh').click(function() { fnCaptcha(); }); $('.iconew-eye').click(function() { $(this).toggleClass('closed'); var x = $(this).siblings('input')[0]; if (x.type === "password") { x.type = "text"; } else { x.type = "password"; } });
function stripHtml(html) { var temporalDivElement = document.createElement("div"); temporalDivElement.innerHTML = html; return temporalDivElement.textContent || temporalDivElement.innerText || ""; }
// --------------------- User account // 1. Hide login/logout button -> in case API doesn't available, login/logout will not show + Init OAuth_v2 //$("#top-link-account").hide(); if (typeof gapi != "undefined") { //window._cnnd.oauth.init(); console.log("login not available"); } // 2. Remove excessive login/register form -> only 1 form available // no need // 3. Callback functions var fnPopupAction = function(id, alert, loginData) { id = id.toLowerCase(); if (id == "close") { $("#cmt-account-header .close").click(); return; } if (id == "info" && !window._isShowingInfo) { $("#cmt-account-header .close").click(); return; } window._isShowingInfo = false; if (loginData) { $("#cmt-account-header [data-target]").hide(); $("#cmt-account-header [data-target].logged-in").show().first().click(); $("#cmt-account-header [data-info-name]").html(loginData.name || "Quý vị"); $("#cmt-account-header [data-info-email]").html(loginData.email || "<không xác định>"); } else { $("#cmt-account-header [data-target]").hide(); $("#cmt-account-header [data-target].not-login").show().first().click(); $("#cmt-account-social").show(); } setTimeout(function() { $("#cmt-account-header > .wrapper").css("animation", "none"); }, 200); $("#cmt-account-header").show(); $("#cmt-account-header input[type="password"]").val(""); $("#cmt-account-header [data-target="" + id + ""]").click(); $("body").css("overflow", "hidden"); $("#nav").removeClass("active"); $("#cmt_alert").html(alert || "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận"); }; var accountMessageProcess = function(data) { if (data.isLogged) { fnPopupAction("info", "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận", { name: data.name, email: data.email }); } else { fnPopupAction(data.act, data.alert || "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký"); if (data.act == "close" && data.raw.Data && data.raw.Data.Approved) { //window.alert("Đăng nhập thành công"); fnPopupAction("info", "Đăng nhập thành công", { name: data.raw.Data.Name, email: $("#_login_email").val() || $("#_sign_email").val() }); } } };
// 5. Action functions -> bind event to form elements
var fnPopupBindAction = function() { // Tab $("#cmt-account-header [data-target]").on('click', function() { $("#cmt-account-header [data-target], #cmt-account-header [data-tab]").removeClass( "active"); $(this).addClass("active"); var tab = $("#cmt-account-header [data-tab='" + $(this).attr("data-target") + "']"); tab.addClass("active") .find("input[type="text"], input[type="email"]").first().focus(); tab.find("input").keyup(function(event) { if (event.keyCode === 13) { tab.find(".btn.clickable").click(); } }); fnCaptcha(); $("#cmt_alert").html("Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận"); }); $("#cmt-account-header .close").on('click', function() { $("#cmt-account-header").hide(); $("#cmt-account-header > .wrap").removeAttr("style"); $("body").css("overflow", "unset"); fnCaptcha(); $("#cmt_alert").html("Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận"); }); // Reload Captcha // $("#_reload_captcha").on('click', function () { // fnCaptcha(); // }); // Btn Login
$("#comment-frame").on('click','#btn_login', function () { $("#top-link-account .first").click(); }); $("#comment-frame").on('click','#btn_signup', function () { $("#top-link-account .first").click(); $('[data-target="signup"]').click(); });
$("#_btn_login").on('click', function() { $("#cmt_alert").html("Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận"); var email, password; email = $("#_login_email").val(); password = $("#_login_password").val(); if (!/^[a-z0-9-_\.]+[@][0-9a-z-]+(\.[0-9a-z-]+)+$/ig.test(email) || password .length < 8) { $("#cmt_alert").html("Email hoặc mật khẩu không đúng!"); return; } $.ajax({ url: pageSettings.DomainApiComment + "/api/get-usercomment.htm", data: { email: encodeURI(email), password: password, sitename: pageSettings.commentSiteName, }, type: "get", success: function (res){ if (res && res.data == true){ var user = { email: email, name: email.substring(0, email.indexOf('@')), } let now = new Date(); lgSetCookie('my_dv',JSON.stringify(user), new Date(now.getTime() + (30 * 12 * 60000))); authLogin(user.name, true); }else { $("#cmt_alert").html("Có lỗi phát sinh, vui lòng thử lại sau"); } } }); }); // Btn Signup $("#_btn_sign").on('click', function() { $("#cmt_alert").html("Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận"); var email, name, password, repassword, captcha; email = $("#_sign_email").val(); name = $("#_sign_name").val(); if (name == ''){ name = email.split('@')[0]; } password = $("#_sign_password").val(); //repassword = $("#_sign_repassword").val(); captcha = $("#_sign_captcha").val(); var format = /[!@#$%^&*()_+\-=\[\]{};':"\\|,.<>\/?]/g; if (!/^[a-z0-9-_\.]+[@][0-9a-z-]+(\.[0-9a-z-]+)+$/ig.test(email)) { $("#cmt_alert").html("Email không hợp lệ"); return; } //if (name.length <= 0) { // $("#cmt_alert").html("Vui lòng nhập họ tên của bạn!"); // return; //} //if (name.length > 20) { // $("#cmt_alert").html("Họ tên không được quá 20 ký tự (Có thể để nickname thay thế)!"); // return; //} //if (format.test(name)) { // $("#cmt_alert").html("Tên không được chứa ký tự đặc biệt!"); // return; //} if (password.length < 8) { $("#cmt_alert").html( "Mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, chứa ít nhất 1 chữ số và 1 chữ cái"); return; } //if (password != repassword) { // $("#cmt_alert").html("Mật khẩu xác nhận lại không khớp!"); // return; //} if (!(/[a-z]/ig.test(password) && /[0-9]/ig.test(password))) { $("#cmt_alert").html("Mật khẩu phải chứa ít nhất 1 chữ số và 1 chữ cái"); return; } if (captcha.length <= 0) { $("#cmt_alert").html("Vui lòng điền mã xác nhận trong ảnh!"); return; } $.ajax({ type: 'POST', url: pageSettings.DomainApiComment + "/api/insert-usercomment.htm", data: { name: name, email: email, password: password, captcha: captcha, sitename: pageSettings.commentSiteName }, success: function (res){ if (res && res.message == "Success"){ var user = { email: email, name: email.split('@')[0], } let now = new Date(); lgSetCookie('my_dv',JSON.stringify(user), new Date(now.getTime() + (30 * 12 * 60000))); authLogin(user.name, true); $("#cmt-account-header .close").click(); }else { $("#cmt_alert").html("Có lỗi phát sinh, vui lòng thử lại sau"); } } }); }); // Btn logout $("#_btn_logout").on('click', function() { $("#cmt_alert").html("Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận"); $("#cmt-account-header .close").click(); fnPopupAction("login", "Bạn đã đăng xuất thành công"); var el = $("#top-link-account"); //el.find("a.first").html("") // .removeAttr("style"); el.find("a.first").show(); el.find("a.second").html(""); $("#cmt-account-social").show(); }); // Header login/account_info
// Header login/account_info $("#top-link-account .first").on('click', function() { if ($("#top-link-account .second").attr("data-out")) { $("#top-link-account .second").toggleClass("show"); } else { fnPopupAction("login"); } }); // Btn register/log_out $("#top-link-account .second").on('click', function() { if ($("#top-link-account .second").attr("data-out")) { //$("#_btn_logout").click();
authLogin('my_dv',false);
} else { fnPopupAction('signup'); }
//var el = $("#top-link-account"); //el.find("a.first").html("") // .removeAttr("style"); //el.find("a.second").html(""); }); }; fnPopupBindAction();
//login Facebook var otherLogin = { init: function() { var me = this; //gapi.load('auth2', function () { // gapi.auth2.init({ // client_id: '678720187862-08lendtdt5h3nr4j2he534p15b13aieg.apps.googleusercontent.com', // scope: 'email profile', // fetch_basic_profile: true // }); //}); $("#cmt-account-social button[data-type]").on('click', function() { me[$(this).attr("data-type")](function(response) { $("#cmt-account-header .tabs .close, #cmt-account .tabs .close") .click(); }); }); try { fbClient.appId = '1304555827613749'; //'211029740744825'; fbClient.version = "v14.0"; fbClient.init(); setTimeout(FB.AppEvents.logPageView, 5000); } catch (e) { // ignore } }, loginFacebook: function(cb) { var me = this;
function reloginFacebook(callback) { FB.api('/me', { fields: 'id, name, email' }, function(profile) { //console.debug(profile); if (typeof callback === "function") callback(profile); }); }; FB.login(function(response) { if (response.authResponse) { reloginFacebook(function(info) { console.log(info); info.social = "facebook"; info.accessToken = response.authResponse.accessToken;
var user = { email: info.email, name: info.name, } let now = new Date(); lgSetCookie('my_dv',JSON.stringify(user), new Date(now.getTime() + (30 * 12 * 60000))); authLogin(user.name, true); }); } else { $("#cmt_alert").html( "Bạn đã từ chối cấp quyền truy cập tài khoản Facebook"); } }, { scope: 'public_profile,email' }); }, loginGoogle: function(callback) { var me = this;
function callSocialApi(data, cb) { data.social = "google"; var user = { email: data.email, name: data.name, } let now = new Date(); lgSetCookie('my_dv',JSON.stringify(user), new Date(now.getTime() + (30 * 12 * 60000))); authLogin(user.name, true); }
// API call for Google login if (gapi.auth2.getAuthInstance().isSignedIn.get()) { //console.debug('[VCC] GAPI Process'); var profile = gapi.auth2.getAuthInstance().currentUser.get().getBasicProfile();
//var id_token = gapi.auth2.getAuthInstance().currentUser.get().getAuthResponse().id_token; var access_token = gapi.auth2.getAuthInstance().currentUser.get().getAuthResponse() .access_token;
var params = { id: profile.getId(), name: profile.getName(), email: profile.getEmail(), accessToken: access_token } //console.log('params: ', params); callSocialApi(params, callback); } else { //console.debug('[VCC] GAPI Login'); gapi.auth2.getAuthInstance().signIn().then( function(success) { var profile = gapi.auth2.getAuthInstance().currentUser.get() .getBasicProfile(); //var id_token = gapi.auth2.getAuthInstance().currentUser.get().getAuthResponse().id_token; var access_token = gapi.auth2.getAuthInstance().currentUser.get() .getAuthResponse().access_token;
var params = { id: profile.getId(), name: profile.getName(), email: profile.getEmail(), accessToken: access_token } //console.log('params: ', params); callSocialApi(params, callback); }, function(error) { $("#cmt_alert").html( "Bạn đã từ chối cấp quyền cho Báo Dân Việt truy cập tài khoản Google" ); } ); } } } otherLogin.init(); });
Leave a Reply