Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%

Giá ba ba giảm là vấn đề mà nhiều hộ dân ở huyện Mỹ Tú (thủ phủ của mô hình nuôi ba ba ở tỉnh Sóc Trăng, với khoảng 200 hộ dân nuôi) đã và đang lo lắng. Bởi với giá ba ba hiện nay, người nuôi ba ba không có lời, thậm chí là thua lỗ khi giá bán bằng hoặc thấp với giá đầu tư, chăm sóc.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Yến Thanh ở ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú cho biết, giá ba ba giảm mạnh chưa từng có, hiện chỉ còn 165.000 đồng/kg đối với giá ba ba thịt loại 1 (loại 1, từ 1,5 – 2kg/con) trong khi thời điểm năm 2022 là từ 300.000 – 330.000 đồng/kg.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 2.

Anh Thanh có 5 ao nuôi, trong đó có khoảng 5.000 con ba ba nhỏ và khoảng 4.000 con thịt. Chi phí thức ăn bỏ ra mỗi ngày là 500.000 đồng cho toàn diện tích nhưng việc bán ra gặp nhiều khó khăn. Bởi thương lái ngoài tỉnh ít khi đến mua vì cho rằng việc tiêu thụ giảm từ khách hàng các nơi.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 3.

Anh Thanh thu trứng ba ba, sau đó cho nở thu ba ba giống.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 4.

Giá ba ba giống hiện chỉ còn 1.300 đồng/con không còn 2.700 đồng/con như trước đây.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 5.

Để tiết kiệm chi phí nuôi, gia đình anh Nguyễn Yến Thanh ở ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú nấu cháo cho ba ba ăn cầm cự.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 6.

Mô hình nuôi ba ba của chị Võ Thị Thông Thiệt ở xã Mỹ Phước cũng gặp tình trạng tương tự. Chị Thiệt cho hay, gia đình có 3 ao nuôi ba ba nhưng treo ao hết 2, chỉ còn 1 ao nuôi với khoảng 2.000 con (nhiều kích cỡ khác nhau).

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 7.

Theo chị Thiệt, trước đây, giá ba ba cao và tình hình tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập cho gia đình từ 300.000 – 400.000 đồng/ngày. Còn thời điểm này do đầu ra chậm, gia đình không còn khả năng đầu tư, buộc phải treo 2 ao. Để tiết kiệm chi phí, gia đình bà cũng nấu cháo cho ba ba ăn hằng ngày.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 8.

Chị Nguyễn Thị Kiều Diễm – Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ba ba ấp Phước Thọ B cũng treo 1 ao, hiện gia đình chị chỉ còn 1 ao nuôi ba ba với khoảng 1.500 con (từ 100 – 200 gam/con).

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 9.

Chị Diễm cho hay, bản thân có 14 năm gắn bó với nghề nuôi ba ba và đây là lần đầu tiên giá ba ba giảm sâu nhất, khiến cho giá bán ra bằng với chi phí đầu tư.

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%- Ảnh 10.

“Giá cả thị trường tăng lên rồi giảm xuống là điều tất yếu, nhưng việc giá giảm này kéo dài từ giữa năm 2023 đến nay, khiến các hộ nuôi ba ba hụt hẫng” – Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ba ba ấp Phước Thọ B nói.

Theo UBND xã Mỹ Phước (huyện huyện Mỹ Tú), địa phương hiện có 90 hộ nuôi ba ba, quy mô trung bình 500m2/hộ. Riêng Tổ hợp tác nuôi ba ba ấp Phước Thọ B trong xã có 14 thành viên, trong đó có đến 50% số hộ xảy ra tình trạng treo ao, chờ giá.

Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 30.000 con ba ba đang được nuôi thương phẩm. Trong đó, huyện Mỹ Tú là một trong những vùng nuôi tập trung, quy mô lớn, với gần 200 hộ nuôi. Việc tiêu thụ ba ba nơi đây đa phần phụ thuộc vào một vài thương lái ngoài tỉnh đến thu mua.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *