Ở vùng núi nổi tiếng An Giang mọc thứ cây ra trái dại, xưa ăn vặt trong xóm, nay bán cho thiên hạ ăn ngon

Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 1.

Dừng chân bên một sạp hàng nhỏ hướng thị trấn Tri Tôn đến xã An Tức, vùng Bảy Núi ở tỉnh An Giang, trái trâm bày bán chỉ được số lượng ít. Giá bán 1kg trâm là 70.000 đồng, những điểm bán ở chợ, trung tâm hoặc đem về đồng bằng có thể “đẩy” giá lên gấp đôi.

Giá bán cao là vậy, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng mua, vì trâm cuối vụ trái to, chỉ có một hương vị ngọt lịm, không lẫn lộn như đầu mùa hoặc vào giai đoạn cao điểm hái trái.

Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 2.
Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 3.
Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 4.

Có lẽ năm nay nắng hạn kéo dài, chỉ những cây trâm mạnh mẽ mới kịp ra trái đúng vụ, khoảng tháng 4-5 âm lịch. Những cây yếu ớt hơn phải chờ mưa tưới tẩm, âm thầm kết trái muộn.

Nhờ vậy, tuy mùa trâm năm nay không xôm tụ như những năm trước, nhưng thời gian kéo dài, tạo cơ hội cho những ai chưa kịp thưởng thức có thể tìm về vùng núi để mua ăn.

Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 5.
Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 6.

Cao điểm giữa vụ trâm, những hộ chuyên đi hái trái bán lẻ hoặc bỏ sỉ có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày. Nghe có vẻ “ngon ăn”, thực tế việc hái trâm khá cực nhọc và còn tùy thuộc số lượng cây trâm trên ruộng của mỗi gia đình.

Bà con sống dựa vào cây trâm trăn trở, có khi vài năm nữa chẳng còn bao nhiêu trâm để ăn. Vì nhu cầu mua cây trâm cổ thụ hiện rất nhiều.

Thay vì mỗi năm chịu khó hái trái, có người sẽ chấp nhận bán 1 gốc trâm lâu năm đổi lấy vài chục triệu đồng. Căn bản vì chúng là loại cây rừng tự mọc, không ai chăm sóc, đến vụ thu hoạch là hưởng “lộc trời cho”.

Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 7.
Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 8.
Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 9.

Nhìn đồng trâm xanh mát ở huyện Tri Tôn, người ta nghĩ chuyện trâm “biến mất” là nỗi lo xa vời. Nép dưới những tán cây cao lớn là hình ảnh thân quen sinh hoạt, nghỉ ngơi của cư dân miền núi sau phút lao động mệt nhọc. Cánh đồng trâm rộng mênh mông, không ai đếm nổi số lượng.

Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 10.

Song, tâm tư của bà con nơi đây không phải là không có cơ sở, khi nhu cầu khai thác cây rừng nói chung, cây trâm nói riêng ở các vùng núi vẫn âm thầm diễn ra từ rất nhiều năm nay.

Ở vùng Bảy Núi của An Giang mọc la liệt cây trâm dại thấp tè đã ra trái quá trời, là trái đặc sản- Ảnh 11.

Trái trâm không chỉ là “đặc sản” trái cây rừng được ưa thích, mà giá trị và vẻ đẹp của chúng còn thu hút du khách đến với vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang góp phần tạo thu nhập cho người dân bản địa hàng năm.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *