Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân?

Cư dân chung cư “sống trong sợ hãi” khi đón cơn bão số 3 Yagi

Ngay trước khi cơn bão số 3 Yagi đổ bộ, hàng loạt cư dân tại các chung cư, nhà cao tầng ở Quảng Ninh, Hà Nội đã chuẩn bị nhiều cách đảm bảo an toàn cho căn hộ mình sống bằng nhiều cách. Nhiều người chuẩn bị xô, chậu để hứng nước. Số khác dán băng dính, chèn khăn vào các khe cửa sổ, cửa kính để ngăn nước tràn vào nhà. Tuy nhiên, do sức công phá quá mạnh của cơn bão số 3, nhiều chung cư đã hư hại nặng nề và để lại sự lo sợ cho các cư dân.

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 1.

Tòa nhà cao tầng tại Quảng Ninh hư hỏng nặng do cơn bão số 3 Yagi đi qua. Ảnh: CTV

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 2.

Tình cảnh cửa kính vỡ vụn xuất hiện nhiều tại các chung cư sau cơn bão số 3 đi qua. Ảnh: CTV

Anh Quang Đại, cư dân tại một chung cư (khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trước khi cơn bão số 3 Yagi đổ bộ anh đã chuẩn bị nhiều phương án đề phòng cửa kính vỡ, nước tràn vào nhà. Tuy nhiên, ngay từ những cơn mưa lớn từ chiều ngày 7/9, nước mưa rò rỉ qua cửa kính hắt vào nhà. Bên ngoài logia cũng bị ngập, thoát nước không kịp.

“Tôi không nghĩ sống trên chung cư cao tầng cũng có ngày bị ngập nước tràn vào nhà như thế. May mắn, cửa kính rung mạnh bởi gió bão nhưng không ảnh hưởng lớn. Mặc dù vậy, sau cơn bão này tôi phải suy nghĩ lại về việc tiếp tục sinh sống tại các chung cư cao tầng”, anh Đại chia sẻ.

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 3.

Cư dân phải chèn khăn ngăn nước mưa tràn vào nhà. Ảnh: NVCC

Còn theo chị Vân Nhi (sinh sống tại tầng 21 tại một chung cư quận Thanh Xuân, Hà Nội), sau trận mưa lớn vào trưa ngày 7/9, căn hộ của chị đã bị nước tràn qua cửa kính vào nhà. Cả nhà liên tục phải đi lau nhà để tránh hư hỏng sàn gỗ.

“Cả nhà tôi liên tục vào lau nhà rồi hứng xô, hứng chậu để hạn chế tối đa nước ngấm vào sàn gỗ. Thế nhưng nước vẫn tràn vào rất nhiều, nhà 4 người lau dọn không có thời gian nghỉ ngơi. Đến lúc cơn bão số 3 Yagi đổ bộ, tiếng gió rít rất khủng khiếp, lúc đấy chỉ sợ cửa kính bị vỡ do sức gió lớn”, chị Nhi nói.

Hầu hết cư dân các chung cư, nhà cao tầng đều gặp tình cảnh tương tự bất chấp đã lựa chọn những chung cư đắt tiền, của những chủ đầu tư uy tín. Thậm chí, nhiều trường hợp không may mắn hư hỏng cửa kính, sập trần.

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 4.

Một chung cư bị sập trần do ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Ảnh: CTV

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 5.

Hàng lang tại tòa chung cư P2 Vinhomes Ocean Park bị tràn nước mưa khiến cư dân phải chèn quần áo cũ ngăn nước vào nhà. Ảnh: NVCC

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 6.

Cư dân P2 Vinhomes Ocean Park lo sợ nước thấm vào nhà, hư hại sàn gỗ. Ảnh: NVCC

Cửa kính chung cư vỡ vụn, rò nước khi bão số 3 Yagi đi qua, do đâu?

Lo ngại sức công phá quá lớn từ cơn bão số 3 Yagi, nhiều cư dân tại các chung cư cao tầng đã dán băng dính hình chữ X vào cửa kính để bảo vệ.

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 7.

Nhiều cư dân học cách dán băng dính vào cửa kính để tăng sức bảo vệ. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, chị Thu Thảo, người có kinh nghiệm 12 năm trong lĩnh vực xây dựng, nội thất cho biết, việc dán băng dính lên kính để tránh bão không phải biện pháp. Phương án này chỉ có thể sử dụng cho các loại kính mỏng trong điều kiện gió nhẹ.

“Hiện nay kính cửa sổ nhà cao tầng đều là kính hộp, rất chắc chắn. Nhiều cửa kính nhà cao tầng bị vỡ trong cơn bão số 3 Yagi là do áp suất chênh lệch giữa trong và ngoài nhà. Tác động bởi sức gió mạnh khiến áp suất chênh lệch gây áp lực mạnh phá bung cửa”, chị Thảo cho biết.

Theo chị, ngay từ khi xây dựng, đơn vị thiết kế thi công đã phải tính toán cửa kính đủ sức chịu tốc độ gió bão kết cấu mặt dựng. Nếu tính toán không đảm bảo, khi có thiên tai hay đến hạn, cửa kính sẽ dễ bị phá vỡ. Còn việc nước tràn qua các khe cửa kính phần lớn là do quá trình thi công ẩu, chất lượng vật liệu không phải là nguyên nhân chính.

Nhiều chung cư hư hại trong bão số 3 Yagi, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 8.

Bão lớn khiến cửa kính ốp vỡ vụn, rơi xuống dưới. Ảnh: CTV

Ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết, bất kể một toà nhà hay một công trình đều có kết cấu chịu lực, kết cấu bao che. Kết cấu bao che rất quan trọng nhưng nếu quên hoặc tính toán không cẩn thận thì rất nguy hiểm.

Đơn vị thiết kế kết cấu phải tính toán với các áp lực gió thì kính phải dày bao nhiêu, kính mấy lớp, cấu tạo kính như thế nào. Đặc biệt, khung vách hay khung cửa phải được liên kết với kết cấu chịu lực, kết cấu bao che xung quanh ra sao… Đây là vấn đề mà đơn vị thiết kế kết cấu phải tính toán, lựa chọn để nhà thầu thi công thực hiện.

“Tuy nhiên, trong thiết kế kết cấu đang có tình trạng rất lười, để nhà thầu thi công tự chọn, dẫn đến việc chất lượng không đảm bảo. Nhà thầu thi công, sau khi chế tạo và lắp dựng xong vách kính, có thể lập bảng vẽ hoàn công và việc này được hợp pháp hóa bằng cách đưa bản vẽ này cho nhà thầu thiết kế ký”, ông Thịnh chia sẻ.

Ông Thịnh cũng cho rằng, để đánh giá trách nhiệm thì dựa trên nguyên tắc trong công tác quản lý chất lượng. Theo thứ tự lần lượt là con người, tiền, vật tư vật liệu, máy móc và phương pháp. Đánh giá về con người cần phải thấy rõ trách nhiệm của các chủ thể từ chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng đến nhà thầu giám sát.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *