Nông thôn mới ở xã Bạch Đằng
Xã cù lao Bạch Đằng được bao bọc bởi dòng sông Đồng Nai hiền hòa, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, thương mại, du lịch. Xã Bạch Đằng cũng ngày càng thể hiện nét hiện đại khi được chọn thí điểm xây dựng là thông minh.
Xác định phát triển kinh tế giữ trò chủ đạo để nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xã Bạch Đằng tập trung phát triển chuyên canh vùng trồng bưởi đặc sản theo hướng VietGAP, trồng lúa hữu cơ.
Đồng thời, người dân tích hợp các giải pháp thông minh để cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Toàn xã có gần 500 hộ dân trồng bưởi với tích hơn 400ha. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, xã Bạch Đằng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất trái bưởi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Ông Dương Văn Minh, nông dân ở xã Bạch Đằng cho biết, địa phương còn tích cực hỗ trợ các kỹ thuật tiên tiến, cũng như quy trình quản lý hiện đại ở HTX bưởi Bạch Đằng.
Khi thị trường đắt khách thì ông bán bưởi tươi. Khi hết mùa, ông áp dụng quy trình chế biến để kéo dài vòng đời trái bưởi; và nâng cao giá trị thông qua các sản phẩm rượu bưởi, mứt vỏ bưởi, tinh dầu bưởi.
Bà Phạm Ngọc Dung – Chủ tịch xã Bạch Đằng cho biết, xã hỗ trợ 50.000 tem truy xuất nguồn gốc cho mỗi hộ tham gia dự án trồng bưởi VietGAP.
Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở Bạch Đằng còn phát huy hiệu quả từ mô hình trồng lúa hữu cơ, với diện tích hơn 20ha của 28 hộ nông dân,
Nếu như năm 2019, thời điểm trước khi thí điểm mô hình Làng thông minh, bình quân quân thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 60 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2023 là 88,62 triệu đồng/người/năm, bà Dung cho biết thêm.
Nhân rộng mô hình mô hình Làng thông minh xã Bạch Đằng
Để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đạt hiệu quả, xã Bạch Đằng huy động mọi nguồn lực nâng chất tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Năm 2023, vốn huy động xây dựng nông thôn mới đạt trên 10 tỷ đồng, kết cấu hạ tầng kinh tế hội phát triển nhanh.
Nổi bật là hệ thống cầu đường, giao thông, điện, trường học, viễn thông, hệ thống trạm bơm thủy lợi, các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở được đầu tư hoàn thiện.
Trên địa bàn xã có 81 tuyến đường được bê tông nhựa hóa, đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp. Xã còn có hệ thống đèn led, hệ thống camera an ninh, các điểm wifi tốc độ cao miễn phí lắp đặt trên toàn địa bàn.
Xã Bạch Đằng cũng là địa phương còn lưu giữ nhiều giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của vùng nông thôn Bình Dương.
Trên địa bàn xã có 3 di tích cấp tỉnh gồm: Đình Tân Trạch, nhà cổ Dương Văn Hổ, nhà cổ Đổ Cao Thứa là điểm đến của du khách gần xa trong các chuyến tham quan du lịch về với cù lao xanh Bạch Đằng.
Trung tâm văn hóa thể thao và học tập cộng đồng xã Bạch Đằng được đầu tư, là nơi thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các hội diễn văn nghệ, hội thi hội thao phong trào.
Ngày 6/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công nhận xã Bạch Đằng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa và sơ kết 3 năm xây dựng làng thông minh.
Đến nay, xã Bạch Đằng đã đạt 29/39 tiêu chí xây dựng Làng thông minh. “Phấn đấu giai đoạn 2025-2030, xã Bạch Đằng Xã Bạch Đằng đạt 100% các chỉ tiêu về chính quyền số, hạ tầng số, dịch vụ nông thôn số và tiếp tục nâng cao kỹ năng số cho cán bộ và người dân”, bà Phạm Ngọc Dung nói.
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, sự đồng lòng, chung sức, cùng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã giúp xã Bạch Đằng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023. Điều này góp phần tạo nên sức sống mới trên vùng đất cù lao xã Bạch Đằng.
Do Bạch Đằng là xã đầu tiên cả nước thực hiện mô hình làng thông minh nên một số chỉ tiêu, tiêu chí tuy đạt nhưngc còn thiếu bền vững. “Đây là cơ sở tỉnh rút nghiệm, hoàn thiện và tiếp tục triển khai mở rộng mô hình tại các địa phương phía Bắc của tỉnh trong thời gian tới, ông Dũng chia sẻ.
Leave a Reply