Tướng Nhanh và chuyện phía sau những “kỳ án” của công an Hà Nội

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Thưa Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, tôi chưa hình dung được, một trung tướng công an đầy quyết liệt, từng chỉ đạo những chuyên án lớn của Hà Nội, sau khi nghỉ hưu, ông dành thời gian nghỉ ngơi hay có những hoạt động gì khác?

– Tôi về hưu đúng ngày 2/9/2012, lúc đấy tôi tròn 60 tuổi. Sau khi nghỉ hưu đến nay, sức khỏe của tôi vẫn còn tốt. Cũng như nhiều những cán bộ hưu trí khác, tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, vợ con và các cháu. Tôi có tất cả 6 đứa cháu nội, ngoại nên mối quan tâm lớn nhất của tôi là bọn trẻ. Ngoài ra tôi cũng dành thời gian cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, tập thể dục thể thao.

Tôi cũng thỉnh thoảng gặp các anh, chị em cán bộ chiến sĩ công an, những người đồng đội cũ, hoạt động của các câu lạc Bộ Công an.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và con gái (áo đen) chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm phóng viên thục hiện chuyên mục Dân Việt trò chuyện.

Là người sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, ông từng đi xét tuyển Không quân của Quân đội nhưng không đủ sức khỏe. Vy cơ duyên thế nào mà ông gắn bó với ngành An ninh?

– Tôi sinh năm 1952, tất nhiên lúc đấy các cụ không có đầy đủ giấy khai sinh nhưng cụ vẫn nói rằng tôi được sinh vào năm 1952. Đến năm 1968-1969, lúc ấy tôi 16-17 tuổi thì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn rất ác liệt, hầu hết các thanh niên miền Bắc đều đi khám nghĩa vụ và tòng quân, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến tháng 11/1969, tôi đi khám nghĩa vụ quân sự, được xét tuyển không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng không đủ sức khỏe.

Sau đó tôi chuyển sang học về an ninh, được đào tạo để làm cán bộ cho miền Nam, từ năm 1969. Tính đến năm 1975, tôi có thời gian 6 năm vừa làm bộ đội, vừa làm công an tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tính đến lúc tôi nghỉ hưu vào năm 2012, toàn bộ thời gian công tác của tôi đều phục vụ, cống hiến trong ngành công an.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Tôi đã trải qua rất nhiều vị trí công tác, từ người lính cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, rồi chức vụ lên dần. Sau giữ chức Phó Giám đốc rồi Giám đốc Công an TP.Hà Nội. Sau đó lãnh đạo Bộ Công an trao cho thêm nhiệm vụ, bổ nhiệm tôi làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II kiêm Giám đốc Công an TP.Hà Nội.

Trong cuộc đời hơn 40 năm hoạt động, cống hiến của mình với ngành Công an, chắc hẳn sẽ có nhiều những kỷ niệm đáng nhớ?

– Với một chiều dài hơn 40 năm làm việc trong ngành công an thì có nhiều kỷ niệm lắm, từ các vụ án về chống tội phạm ma túy, giải cứu cháu bé người Nhật bị bắt cóc làm con tin, rồi các vụ cướp, các vụ án về kinh tế, các vụ án hình sự khác…

Quá trình từ lúc làm người lính cho đến lãnh đạo cấp phòng rồi lên cấp Ban giám đốc thì có rất nhiều kỷ niệm trong các chuyên án mà tôi đã chỉ đạo và tham gia phá án.

Thứ hai là những kỷ niệm gắn bó với anh em đồng đội đã tham gia trong suốt chiều dài hơn 40 năm ấy. Thế hệ của chúng tôi bây giờ đều đã về hưu, người còn người mất, cũng có thế hệ những người bạn tham gia chống Mỹ cứu nước và hy sinh ở nhiều chiến trường lắm.

Tôi đã trải qua quá trình công tác ở nhiều tỉnh, thành phố. Sau năm 1975 tôi còn đi tăng cường cho các tỉnh phía Nam, làm việc ở nhiều nơi nên cũng rất nhiều kỷ niệm với nhân dân, với báo chí, với các lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ cho ngành công an. Trong suốt quá trình công tác đó, có thể nói kỷ niệm ấn tượng nhất là mối quan hệ đặc biệt với nhân dân.

Từ những năm cuối thập niên 60 và đầu 70 của thế kỷ trước, chiến tranh còn ác liệt, lúc ấy phải nói đất nước cũng còn rất nghèo khó, những năm bao cấp rất khó khăn thì việc gắn bó với nhân dân là hết sức quan trọng. Tôi nghĩ cái mãi mãi còn chính là mối quan hệ máu thịt với nhân dân, mối quan hệ gắn bó giữa quân đội, công an, với các ngành, các cấp.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những
Tướng Nhanh và chuyện phía sau những
Tướng Nhanh và chuyện phía sau những
Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Ảnh trên: Lãnh đạo Công an Hà Nội thăm trung tướng Nguyễn Đức Nhanh. Ảnh dưới: Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khi còn công tác.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Với hơn 40 năm công tác trong ngành Công an, tên tuổi ông Nguyễn Đức Nhanh gắn nhiều với các chuyên án lớn như phá đường dây buôn bán trái phép chất ma túy Vũ Xuân Trường, giải cứu con tin cháu bé là người Nhật… 

Đặc biệt, trong vụ án buôn bán ma tuý Vũ Xuân Trường, với một quyết định táo bạo – xin đứng ra bảo lãnh, chịu trách nhiệm việc thi hành án đối với Xiêng Phênh – tên tội phạm bị tuyên án tử trong đường dây ma tuý của Vũ Xuân Trường để mở rộng điều tra, ông và đồng đội đã triệt phá một đường dây ma tuý “khủng” gây rúng động xã hội lúc bấy giờ. 

Rất nhiều cán bộ công an, bộ đội biên phòng và nhiều người đã dính vòng lao lý. Nhiều tên tội phạm khét tiếng đã bị đưa ra thi hành án tử hình.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Trùm ma túy Vũ Xuân Trường (x) tại phiên tòa. Ảnh tư liệu.

Trong rất nhiều chuyên án ông tham gia phá án hoặc chỉ đạo phá án có vụ án buôn bán ma túy gây chấn động của Xiêng Phênh và Vũ Xuân Trường (những năm 90 của thế kỷ XX). Giai đoạn đó, để phá được một vụ án như thế sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức với lực lượng công an?

– Đấy là một chuyên án lớn nhất về phòng chống ma tuý tại thời điểm ấy. Tôi nhớ khoảng năm 1994-1995, thời điểm ấy buôn bán, vận chuyển ma túy không như bây giờ, chủ yếu là thuốc phiện, sau đó đến heroin chứ chưa có nhiều loại ma túy tổng hợp.

Chuyên án liên quan đến cả một số cán bộ, chiến sĩ trong ngành công an, liên quan đến cả bên ngoài, đến đối tượng người Lào và còn liên quan đến cả bộ đội biên phòng cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên) nên vô cùng phức tạp. Nó trải dài từ Lào, qua các cửa khẩu về Hà Nội rồi đi các tỉnh. Thế nên tại thời điểm ấy, đây là chuyên án rất lớn và được sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Ban giám đốc Công an TP.Hà Nội.

Chuyên án được đánh giá là rất thành công về nghiệp vụ. Tôi nhớ lúc ấy áp dụng theo Điều 963 của Bộ luật hình sự cũ nhưng sau chuyên án đó Quốc hội đã sửa thành các điều luật rất nghiêm khắc về tội buôn bán ma tuý. Trước đó, việc xử lý hình sự với tội buôn bán ma tuý trong Bộ Luật hình sự chưa được cụ thể, nó cũng đơn giản, không được chi tiết như sau này.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Vụ án ma túy lúc đó gây chấn động, khởi tố khoảng gần 60 đối tượng và tôi nhớ tòa đã tuyên án tử hình 38 đối tượng, trong đó có những bị cáo từng là công an, bộ đội.

Những anh em cán bộ, chiến sĩ tham gia phá án đều có rất nhiều kỷ niệm nhưng suy nghĩ lại thấy có điều rất buồn. Bởi lẽ một số anh em cán bộ công an vừa là người chống tội phạm nhưng lại tham gia trực tiếp vào đường dây ma túy này. Có người từng là cán bộ lãnh đạo cấp phòng của công an, có người công tác ở Công an địa phương, có người công tác ở Tổng Cục Cảnh sát, có những người là quân đội công tác tại đồn biên phòng. Khi vụ án được phanh phui, tất cả những người này đều bị xử lý nghiêm khắc.

Để phanh phui những người trong lực lượng chức năng, gồm cả công an, biên phòng tham gia vào đường dây ma túy, Ban chuyên án đã gặp những khó khăn thế nào, thưa Trung tướng?

– Lúc đó chúng tôi được sự quan tâm chỉ đạo rất sát sao của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, đã giúp Công an TP.Hà Nội triệt phá thành công. Khi phá chuyên án rất lớn này, có những lúc tôi trực tiếp lên báo cáo với Tổng Bí thư, với Chủ tịch nước, với Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng, đó là các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt. 

Khi bắt cán bộ biên phòng ở cửa khẩu Tây Trang, Đông Trang, tôi phải báo cáo với lãnh đạo cấp cao và chúng tôi nhận được chỉ đạo hết sức kiên quyết. Còn tất nhiên cán bộ, chiến sĩ trong chuyên án gặp rất nhiều khó khăn, do chuyên án trải dài trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố và liên quan đến cả người của quân đội, công an. Chính vì thế cũng gây ảnh hưởng ít nhiều về mặt tâm lý tới anh em, ví dụ chuyện công an lại đi bắt công an, công an đi bắt cán bộ của quân đội, rồi không ít việc này, việc kia… mà án ma túy toàn tử hình hoặc chung thân cả. 

Nhưng anh em trong Ban chuyên án rất quyết tâm, dù khó khăn, thách thức lớn cũng phải vượt qua, phải thượng tôn pháp luật, người phạm pháp là ai cũng phải bị đưa ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Bức ảnh tác giả Trần Việt Đức (báo NTNN) chụp tên bắt cóc gí dao vào bé trong taxi năm 1999.

Có một vụ án giải cứu con tin kinh điển của lịch sử ngành Công an do ông trực tiếp chỉ huy, đó là vụ giải cứu cháu bé người Nhật 7 tháng tuổi bị bắt cóc làm con tin (xảy ra năm 1999). Với vụ án đó, điều gì làm ông nhớ nhất?

– Vụ án này xảy ra vào năm 1999. Tại thời điểm ấy, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam chưa nhiều. Tại khu vực Thuỵ Khuê, Hà Nội có một khu người Nhật, chủ yếu là người đến đầu tư vào Việt Nam.

Hôm ấy, một người phụ nữ Nhật sống ở trong khu chung cư bị một đối tượng tấn công, khống chế. Chị có một đứa con khoảng hơn 7 tháng tuổi cũng bị đối tượng khống chế và bắt phải đưa tiền. Tôi nhận được điện báo của Trưởng Công an quận Tây Hồ, của Phòng cảnh sát hình sự. Lúc ấy anh Phạm Chuyên là Giám đốc, tôi là Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội. Anh Chuyên đang đi họp trong TP.HCM nên giao cho tôi trực tiếp chỉ đạo, xử lý.

Vụ án này hết sức ly kỳ. Làm sao để đảm bảo an toàn cho cháu bé người Nhật mà lại bắt được đối tượng, dụ được đối tượng ra khỏi khu vực đó và giữ an toàn cho những người liên quan? Lúc đấy lực lượng công an đã bao vây toàn bộ khu vực, dùng loa kêu gọi đối tượng đầu hàng nhưng hắn yêu cầu phải cung cấp xe ô tô để hắn rời khỏi hiện trường.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Đồng chí Biên lúc đó là cảnh sát hình sự của Công an quận Tây Hồ đã được Ban chuyên án điều động làm lái xe điều khiển một chiếc taxi đến theo yêu cầu của đối tượng. Lúc ra xe ô tô để tẩu thoát, đối tượng đã bế theo cháu bé, một tay đối tượng cầm dao để uy hiếp cháu. Sau khi lên taxi, đối tượng yêu cầu lái xe (là đồng chí Biên) chạy vòng vèo rồi qua cầu Chương Dương, xe chạy ra đường quốc lộ 5 qua địa phận Hưng Yên, Hải Dương, rồi đột ngột yêu cầu quay xe chạy ngược lại hướng đi Lạng Sơn. Lúc ấy thông tin liên lạc kém, không có bộ đàm hay điện thoại hiện đại như bây giờ nên việc liên lạc, chỉ đạo gặp nhiều khó khăn.

Anh Nguyễn Đức Bình, lúc đó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, anh Nguyễn Phúc Quang lúc đó là Trưởng Công an quận Tây Hồ cùng với tôi và cả một đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm khoảng 100 người dùng các phương tiện như ô tô, xe máy vừa đuổi theo, vừa kêu gọi đối tượng đầu hàng.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Tôi nhớ khi xe chở đối tượng chạy đến Hữu Lũng (Lạng Sơn) trời cũng về chiều. Lúc bấy giờ đường xá không tốt, chúng tôi bám theo xe chở đối tượng gặp trời mưa nên anh em cảnh sát hình sự đặc nhiệm áo quần ướt sũng, phải cởi trần. Việc cảnh sát giao thông ở đây yêu cầu dừng đoàn xe, tôi hiểu Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các tỉnh phối hợp.

Khi xe chở đối tượng dừng lại khoảng độ 1-2 phút thì chúng tôi hội ý và quyết định giao cho đồng chí Nguyễn Viết Chức, lúc đó là Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm áp sát để nổ súng hạ đối tượng ngay trên xe. Lúc đó tôi đã rất lo lắng, bởi phải bắn qua cửa kính, phải bắn làm sao tiêu diệt đối tượng nhưng phải đảm bảo an toàn cho cháu bé. 

Chúng tôi nghe thấy súng nổ “đoàng”, kính xe vỡ tung nhưng đối tượng vẫn chưa gục. Lúc ấy đồng chí Nguyễn Thanh Hùng là Phó phòng Cảnh sát hình sự đề nghị cho đồng chí nổ súng tiếp. Được lệnh, đồng chí Hùng nổ súng tiếp. Không biết do đồng chí Hùng hay đồng chí Chức bắn trúng, nhưng đối tượng nghẹo cổ, rời cháu bé ra. Hai đồng chí Hùng và Chức nhanh chóng phá cửa xe bế cháu ra ngoài. 

Mọi người đều rất mừng bởi vì sờ đầu, sờ chân rồi, kiểm tra người thấy cháu không hề hấn gì. Sau khi kiểm tra cháu bé không việc gì, tôi quyết định đưa đối tượng đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Lũng, rồi chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn và đêm hôm ấy thì chuyển về Bệnh viện Việt Đức. Về sau đối tượng được cứu sống, bị xử án.

Về thành công của vụ án này, tôi cho rằng ngoài sự đóng góp lớn của lực lượng chức năng thì cũng có sự may mắn, may mắn ở chỗ anh em bắn qua cửa kính ô tô, nhỡ đối tượng không bị tiêu diệt mà lại bắn trúng vào cháu bé người Nhật thì không biết nói thế nào. Tôi có nói với anh em, nếu đối tượng trốn thì mình còn có nhiều cách có thể bắt được, nhưng nếu bắn mà không may vào cháu bé thì đấy là tổn thất rất lớn. Đây cũng là một trong những vụ án mà tôi cho là thành công về nghiệp vụ. Sau này Đại sứ quán Nhật, Bộ Công an, người dân khen ngợi rất nhiều.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Tổ công tác 141 là lực lượng liên ngành gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự và cảnh sát cơ động được thành lập từ năm 2011, được ví như “Quả đấm thép” để trấn áp tội phạm, đua xe trái phép, vi phạm pháp luật, vi phạm giao thông.

Sự ra đời của lực lượng này đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Hà Nội, bởi từ khi có mô hình này, các tổ chức tội phạm giảm đáng kể, tình hình trật tự an ninh tốt lên, đem lại sự bình yên cho người dân thủ đô.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Vì sao gọi là tổ 141, theo Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh là bởi quyết định của Giám đốc Công an TP.Hà Nội ký khi thành lập các tổ này thì văn phòng lấy số công văn là 141 chứ không phải là số nhà hay mật khẩu mật gì cả.

Được biết, khi còn là Giám đốc Công an Hà Nội, ông là “cha đẻ” của mô hình cảnh sát 141, đây là quả đấm thép để trấn áp các loại tội phạm đường phố, đến nay mô hình này cũng đã hơn 10 năm nhưng vẫn hiệu quả, nhiều tỉnh, thành cũng áp dụng theo mô hình này. Nhìn lại sáng kiến này, ông có suy nghĩ gì?

– Thời gian đấy các địa bàn công cộng như trên đường phố, trên các tuyến xe buýt và các nơi khác như vườn hoa, công viên… có tình trạng thanh thiếu niên hư tụ tập, mà lúc ấy có rất nhiều các vũ khí như dao, kiếm, mã tấu được nhập từ Trung Quốc. Tôi nhớ có những vụ nổ súng bắn chết cả lái xe bus, gây thương tích cho người dân trên đường phố. Vào ban đêm thì số này thanh thiếu niên hư này lại đua xe làm mất an ninh trật tự.

Lúc ấy, dưới cơ sở có nhiều đơn vị phản ánh tình trạng anh em cảnh sát giao thông cũng ngại va chạm bởi các đối tượng đua xe dữ dội, trong cốp xe ô tô, cốp xe máy đều có vũ khí cả. Ban giám đốc và các phòng đã đề xuất phải bổ sung lực lượng đủ mạnh thì mới có thể giải quyết vấn đề này. Chúng tôi quyết định chọn thêm cảnh sát hình sự đặc nhiệm, cảnh sát cơ động thành lập thành từng tổ. Lúc đầu gồm có 5 tổ (Y1 – Y5). Còn vì sao gọi là tổ 141, bởi quyết định của Giám đốc Công an TP.Hà Nội ký khi thành lập các tổ này thì văn phòng lấy số công văn là 141 chứ không phải là số nhà hay mật khẩu mật gì cả.

Khi báo cáo với Bộ Công an việc thành lập Tổ 141, tôi cũng rất băn khoăn, lo lắng, bởi chỉ sợ anh em kiểm tra tràn lan, sợ sẽ có những tiêu cực xảy ra. Có khi lợi ích chưa thấy đâu mà có thể gây bất lợi, vì Tổ 141 này họ làm việc cả ban ngày và ban đêm. Chúng tôi quyết định trang bị cho anh em đi làm nhiệm vụ một cách đầy đủ, từ tiền ăn trưa, ăn tối và phải chu cấp cho anh em xăng xe, phương tiện và công cụ hỗ trợ. Thậm chí trong mỗi tổ đều trang bị vũ khí quân dụng để đề phòng những đối tượng chống đối.

Việc triển khai quyết định 141 rất thành công. Mới triển khai được khoảng mấy tháng thì lãnh đạo Bộ Công an đề nghị họp báo. Tại họp báo đó, chúng tôi trưng ra tất cả những những thứ đã thu được, đặc biệt là vũ khí thu ở các cốp xe ô tô, xe máy của các đối tượng, trong đó có nhiều vũ khí nóng, có cả lựu đạn, súng, các vũ khí thô sơ khác như dao, kiếm, mã tấu… 

Anh em các tổ lúc ấy kiểm tra ban đêm, khám xét, phát hiện được nhiều tội phạm, kể cả tội phạm ma túy. Mô hình này đã được Bộ Công an khen thưởng, đồng thời đề nghị nhân rộng ra toàn quốc. Đến nay tôi biết, Công an Hà Nội vẫn duy trì các tổ 141, tất nhiên là phương pháp, cách làm có thể có sự thay đổi để cho phù hợp với tình hình.

Thưa Trung tướng, thời gian qua lực lượng Công an đã có nhiều đổi mới ghi dấu ấn, như việc sáp nhập, xóa bỏ các tổng cục ở Bộ Công an, sắp xếp các đơn vị ở Công an địa phương; lực lượng Công an xã được chính quy hóa 100%; ci cách thủ tục hành chính… ông đánh giá thế nào về những đổi thay lớn đó?

– Tôi nghĩ mỗi thời điểm đều có tính chất lịch sử. Các quyết định của lãnh đạo Bộ Công an trong 12 năm vừa qua, tính từ lúc tôi nghỉ hưu, về cơ bản tôi thấy rất đúng đắn. Về việc sáp nhập, ở mỗi một thời điểm người ta cần phải tính toán về bộ máy, nhân sự, tổ chức làm sao cho phù hợp với nhiệm vụ của ngành công an lúc đó. Bây giờ cũng không thể so sánh thời điểm chúng tôi đang công tác với thời điểm sau này.

Tôi nói ví dụ như vấn đề bỏ Tổng cục thì cũng có lý, bỏ bớt các cấp trung gian. Thế nhưng quay lại quãng thời gian trước khi thành lập ra Tổng cục của Bộ Công an thì cũng có lý, đó là giúp cho việc chỉ đạo các Cục và công an các địa phương sát sao hơn. Sau này lãnh đạo Bộ quyết định bỏ cấp Tổng cục để lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo các Cục và với công an các địa phương. Nói tóm lại tôi thấy chọn phương án nào cũng có lý do của nó, có điều áp dụng để phù hợp với từng thời điểm. Chẳng hạn nói về công tác phòng cháy, chữa cháy, có lúc lập Sở cảnh sát phòng cháy, chữa cháy riêng nhưng sau đó sáp nhập lại.

Thời tôi đang công tác thì Bộ Công an yêu cầu lập riêng Sở cảnh sát phòng, cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Việc lập riêng cũng thấy rất phân vân bởi công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn gắn bó với ngành công an, làm thế nào để cho công việc tốt chứ nếu 2 sở thì lại phải có sự phối hợp. Nhưng mà quả nhiên, đến lúc thành lập 2 sở thì có quy chế phối hợp rồi, cũng không vướng mắc gì cả. Đến bây giờ Bộ lại yêu cầu sáp nhập, tôi thấy cũng có sự phù hợp. Bởi vì có một người chỉ huy lãnh đạo, thống nhất. Ví dụ, xảy ra một vụ cháy hoặc công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy thì họ phải phối hợp với nhau để xử lý.

Còn về việc lực lượng Công an xã được chính quy hóa 100%, dưới góc độ công tác đảm bảo an ninh trật tự thì tôi thấy rất tốt. Bởi lẽ, bộ máy ở trên chỉ cần tinh gọn còn tất cả mọi việc đều xuất phát từ cơ sở, từ địa bàn.

Nếu nói về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và phòng chống tội phạm thì việc tăng cường đi cơ sở là hoàn toàn đúng. Chỉ có điều, chế độ chính sách rồi sự phối hợp và quản lý thế nào. Lực lượng cơ sở đông, nhiều vấn đề liên quan như trang bị nghiệp vụ, huấn luyện nghiệp vụ, trụ sở, chế độ chính sách…

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những
Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: “Mọi thành tích, tôi rất tự hào và phấn khởi nhưng tôi tự hào nhất là công lao của cán bộ chiến sỹ công an TP.Hà Nội. Nhiều cán bộ tận tụy ngày đêm lập nên chiến công. Tôi chỉ là người chỉ huy và góp phần nhỏ bé thôi”.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng dặn cán bộ đảng viên, đặc biệt với lực lượng Công an Nhân dân “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Là người từng trải với nhiều cống hiến, giữ trọng trách quan trọng của ngành Công an, ông có suy nghĩ gì?

– Tôi nhận nhiệm vụ Giám đốc Công an TP.Hà Nội năm 2005 và nghỉ hưu năm 2012, hằng năm đều có các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm Công an TP.Hà Nội. Tôi nhớ đồng chí Nông Đức Mạnh khi làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng khi làm Thủ tướng, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng khi làm Chủ tịch Quốc hội, trước nữa là đồng chí Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, sau này là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… đều đến thăm Công an TP Hà Nội. Còn trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến thăm Công an TP.Hà Nội.

Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cho Công an TP.Hà Nội. Lúc đấy tôi nhớ Ban Thi đua Khen thưởng của Trung ương nói là chưa bao giờ tặng Huân chương Sao vàng cho một tập thể, trong ngành công an chưa có một tập thể nào được tặng Huân chương Sao vàng. Công an TP.Hà Nội được đặc cách vì có nhiều thành tích rất xuất sắc.

Điều nữa là 2 lần Công an TP.Hà Nội được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lượng vũ trang nhân dân. Đây cũng là điều rất hiếm vì cả một tập thể lớn, mấy vạn cán bộ chiến sĩ.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước khi đến thăm Công an TP.Hà Nội đã phát biểu chỉ đạo rất nhiều về công tác đảm bảo an ninh trật tự, trong phát biểu có nhiều câu rất ấn tượng. Ví dụ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói “Công an là phải biết còn Đảng thì còn mình”; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn từng nói: “Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, lẽ sống của dân làm niềm vui, lẽ sống của mình”… 

Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất gần gũi với Công an TP.Hà Nội, gần như năm nào đồng chí cũng thăm Phòng Cảnh sát hình sự (bên cạnh nhà), rồi thăm Công an TP.Hà Nội, rất gần gũi và tình cảm. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều phát ngôn ấn tượng ở các hội nghị Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị, ở Quốc hội. Khi nói chuyện với lực lượng công an, đồng chí có nhấn mạnh: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, điều đấy tôi thấy hết sức ấn tượng.

Là cán bộ về hưu nhưng tôi rất ấn tượng với những lời phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Đối với con người, danh dự là điều thiêng liêng, quan trọng nhất, bởi còn có gì hơn nữa? Tiền bạc, vật chất rồi chức quyền cũng chỉ đến thế thôi, còn danh dự của đời người mới là cái quan trọng nhất. Nói như đồng chí Nguyễn Phú Trọng “sống như thế nào, dân người ta biết hết”.

Quay lại câu chuyện hôm nay, như thế nào đó thì các bạn là nhà báo mới đến phỏng vấn tôi. Còn như tôi có vi phạm, khuyết điểm hoặc là thế này thế kia thì cũng chả ai đến phỏng vấn làm gì, mà người ta cũng né chuyện phỏng vấn.

Tướng Nhanh và chuyện phía sau những

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và vợ trong dịp trung thu với các cháu nội, ngoại.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *